Wednesday, May 18, 2011

HÚNG QUẾ

Bữa cơm cuối tuần, bạn muốn thay đổi không khí cho cả nhà bằng món cuốn hấp dẫn với nhiều rau xanh, rau thơm, một ít thịt luộc, tôm. Trải bánh tráng ra, bạn cho lên đó rau xà-lách, bún, thịt… và không quên rải thêm vài lá rau tía tô, húng quế rồi cuộn lại. Bữa ăn đơn giản mà thật ngon miệng.
Nhiều người cho rằng, nếu gỏi cuốn thiếu hương vị cay cay, thơm nồng của húng quế, dường như đã mất đi một phần ngon. Rau gia vị này còn không thể thiếu trong nhiều món ăn quen thuộc của gia đình bạn như phở, ti
ết canh, dồi trường, gỏi vịt…

Bạn có tò mò, tự hỏi: Vì sao húng quế được ưa chuộng đến thế? Lương y Đinh Công Bản, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP. HCM, bật mí: “Điều đó có thể bắt nguồn từ tác dụng chữa bệnh rất đa dạng của nó”.

Húng quế còn có nhiều tên gọi khác như húng giổi, húng chó, rau é, é quế. Vị cay, hơi hắc có do húng quế có chứa nhiều tinh dầu.

Theo sách Từ điển cây thuốc Việt Nam, tiến sỹ Võ Văn Chi cho biết: Toàn cây chứa tinh dầu (0,02-0,08%), có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa.
Tinh dầu húng quế có chứa chất chống ô-xy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Chúng còn giúp phòng một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của một số vi khuẩn gây bệnh, chống viêm.

Ngoài ra, tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc.


Theo Đông y, vị cay, mùi thơm, tính ấm của húng quế có tác dụng kích thích s
ự hấp thụ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, mát máu, giảm đau. Cành lá húng quế được dùng trị sổ mũi, đau đầu, đau dạ dày, đầy bụng, kém tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy. Nó còn dùng để chữa kinh nguyệt không đều, làm giảm các chấn thương bầm giập, thấp khớp, tạng khớp. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng 10-15g cây khô, sắc lấy nước để uống. Lá tươi giã ra, đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, trị rắn cắn, sâu bọ đốt, eczema, viêm da.

Nếu sau khi sinh, người mẹ không đủ sữa cho con bú, có thể lấy lá húng quế sắc nước uống, ngày dùng 2 ly. Lá húng quế có tác dụng kích thích tạo sữa rất tốt.

Nếu có cảm giác mệt mỏi, chán ăn sau ngày làm việc căng thẳng, bạn lấy lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút để uống. Nếu khó uống, bạn có thể cho thêm mộ
t ít mật ong. Hơi thở của bạn sẽ thơm tho hơn nếu chịu khó nhai sống lá húng quế.

Với hoa húng quế, bạn nên thu hoạch, phơi khô để dùng khi cần. Hoa tốt cho những người bị bệnh thần kinh, trẻ em ít ngủ, người lớn bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, viêm họng và ho, trẻ em ho gà. Cách đơn giản là bạn hãm một ít lá và hoa khô để lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 ly.


Quả húng quế (Fructus Ocimi, thường gọi là hạt é) ăn để trị đau mắt đỏ, mờ đục giác mạc.


Lá, hoa, quả, hạt húng quế kết hợp với nhau là cách tốt nhất để chữa mẩn ngứa, dị ứng. Bạn chỉ cần giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chỗ đau.

Ngoài ra, húng quế còn được nấu nước súc miệng và ngậm để chữa đau răng, sâu răng. Ngày dùng 10-25g lá tươi hoặc khô đều được…


Với những loại rau gia vị, bạn nên ăn sống. Khi chế biến các món như bò xào húng quế, nghêu xào húng quế… bạn nên cho vào khi gần bắc ra khỏi bếp để rau không chín quá, mất hết mùi vị đặc trưng.


Không chỉ là gia vị, cây thuốc gần gũi với cuộc sống, húng quế cũng là một “kẻ thù” của côn trùng. Để đuổi muỗi, bạn có thể trồng húng quế xung quanh nhà.
Nếu trong nhà nhiều muỗi, bạn lấy vài lá húng quế, đốt trên lửa. Mùi hương này sẽ khiến muỗi nhanh chóng rút lui.

NHỮNG LOẠI TRÁI CÂY CỰC TỐT CHO SỨC KHOẺ

Táo:

- Giá trị dinh dưỡng
(1 quả táo): 75 calo, 3 gram chất xơ.

- Công dụng: Táo rất giàu chất chống oxy hóa có tên gọi flavonoid, có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và hen suyễn. Táo cũng có công dụng làm sạch miệng và răng tự nhiên.


Bơ:

- Giá trị dinh dưỡng (1/2 quả bơ): 114 calo, 4,5 gram chất xơ, giàu nguồn vitamin E và folate.

- Công dụng: Quả bơ có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa đơn có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol, rất tốt cho người mắc bệnh tim. Quả bơ đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ bởi trẻ thường rất thích những đồ ăn béo ngậy. Chất béo không bão hòa đơn trong quả bơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Chuối:

- Giá trị dinh dưỡng (1 quả chuối): 105 calo, 3gram chất xơ, vitamin B6, kali, folate.

- Công dụng: Với 422 mg kali trong mỗi quả chuối – là loại trái cây giàu kali nhất – có tác dụng tuyệt vời cho người cao huyết áp.

** Người bị dị ứng với mủ cao su cũng bị dị ứng tương tự với chuối. Bạn cần lưu ý điều này.


Qủa mâm xôi:

- Giá trị dinh dưỡng: 31 calo, 4gram chất xơ, giàu chất chống oxy hóa.

-Công dụng: quả mâm xôi có màu tím đậm, giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ đột quỵ và ung thư đặc biệt là ung thư phổi. Người Hy Lạp cổ gọi quả mâm xôi là quả gout (gout-berries) và thường dùng để chữa các triệu chứng liên quan đến bệnh gout.


Qủa việt quất:

- Giá trị dinh dưỡng: 41 calo, 1,5gram chất xơ, giàu chất chống oxy hóa

- Công dụng: Quả việt quất được xếp vào hàng số 1 trong 60 loại trái cây và rau củ giàu chất chống oxy hóa nhất. Loại qảu này rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh thần kinh như alzheimer, parkinson. Bạn có thể sử dụng quả việt quất làm sản phẩm đông lạnh để trong vòng một năm sau, trộm làm bánh rất có lợi cho sức khỏe.


Dưa lưới:

- Giá trị dinh dưỡng: 25 calo, 1gram chất xơ, giàu vitamin A, folate và kali.

- Công dụng: Dưa lưới rất giàu chất chống oxy hóa beta-carotene có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Rất nhiều loại vi khuẩn tích tụ bên ngoài bề mặt dưa, vì vậy khi sử dụng bạn cần rửa thật sạch và gọt sâu vỏ.

ĂN TÁO CÓ CẦN GỌT VỎ?

Mình vốn là đứa khoái cầm cả trái táo gặm cả ruột cả vỏ chả phải vì biết giá trị dinh dưỡng của cái vỏ chỉ vì nó giòn giòn, đã đã! :) Mới nãy đọc đc cái tin này kinh quá vội vã share cho mọi người cùng biết! =,='

Gọt vỏ cũng không thể tránh được độc tố hoàn toàn

Các loại thuốc trừ sâu, diệt nấm, chất diệt cỏ được tưới bón vào đất nông nghiệp và ngấm dần vào cây từ rễ. Để giảm thiếu tác hại của một số loại sâu bệnh như sâu ăn quả, người ta còn trực tiếp đổ thuốc vào vỏ dọc từ thân đến cành cây. Nói cách khác, ngay cả khi gọt bỏ vỏ cũng khó loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu.


Trong vỏ quả có chứa hàm lượng kim loại nặng cao

Theo một nghiên cứu gần đây phát hiện, mức độ chì trong vỏ táo đã tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu khác cho thấy, hàm lượng các kim loại nặng khác như chì, cadmium, đồng, thiếc, tali trong vỏ tác cao hơn nhiều lần bên trong ruột quả.

Ví dụ, khi ruột quả chứa 0,53mg/kg chì thì vỏ quá có 0,76mg/kg tức cao hơn gấp đôi. Với cadmium và tali nồng độ trong ruột quả là 4 lần, đồng là 3 lần và latin là 12 lần! Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây cho thấy vỏ táo hấp thụ trực tiếp chì trong không khí, nếu được bảo vệ trong túi, hàm lượng này có thể giảm xuống 80%, như vậy vỏ táo sẽ không nguy hiểm cho chúng ta!


Giá trị dinh dưỡng trong vỏ táo có đáng để mạo hiểm sử dụng?

Táo rất có lợi cho cơ thể, thúc đẩy ăn uống cho người thiếu kẽm, có tác dụng phòng chống bệnh tiểu đường, nồng độ bột và polyphenol trong vỏ táo cao hơn ruột táo nhiều lần. Polyphenol trong vỏ táo đạt 307mg/100g, flavonoid là 184mg/100g, procyanidins là 105mg/100g, con số ngoài tầm với bên trong quả táo. Nghiên cứu còn cho thấy, chiết xuất polyphenol trong vỏ táo có tác dụng chống bức xạ, trì hoãn sự chiếu xạ, giảm đáng kể sự nhiễm độc chì ở gan, xương và máu chuột thí nghiệm.


Dù vỏ táo và táo có rất nhiều vitamin và tác dụng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn cũng cần hết sức chú ý khi ăn vỏ táo:

- Chọn táo được đóng trong bao, túi. Vỏ loại táo này sạch hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, thuốc trừ sâu và thuốc bảo quản.

- Mùa thu là mùa sử dụng táo an toàn nhất bởi đây là mùa táo, ít bị sử dụng thuốc bảo quản.

- Bề mặt táo tươi và có lớp sáp tự nhiên (nếu vỏ táo bóng thì nên gọt vỏ trước khi ăn).

From Ciao.vn

CHỮA THIẾU MÁU BẰNG THỰC VẬT

Bí ngô

- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc, bí ngô chứa nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ, giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Hàm lượng vitamin C trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, trong bí ngô chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non, những chất dinh dưỡng này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn.

- Quan điểm Đông y cho rằng, bí ngô có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng tiêu viêm, bổ tỳ, trị khí hư, tiêu chảy, hen phế quản…

- Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể.

Mía

- Mía được coi là loại bổ máu nhất trong tất cả các loại trái cây. Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm…trong đó hàm lượng sắt là lớn nhất.

- Nghiên cứu cho thấy, mía không những chứa nhiều đường, nước mà còn chứa nhiều vitamin các loại, protein, axit hữu cơ, canxi, sắt…những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ kích thích ngon miệng do vị ngọt dịu, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Nho

- Theo quan điểm Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit…Những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.

Theo Dân Trí

Wednesday, May 4, 2011

EVERYTHIN' YOU WANT TO KNOW ABOUT JAPANESE SUSHI

There is a special rice for sushi, they call it "shari"

-You gotta clear the rice from all sorts of impurities just lying there waiting for you to cook them in your sushi rice. Wash the rice (1 cup = 3 rolls) with running water for 1-2 minutes until there is no more starch coming out of it. After you are done washing, take the rice and place it gently in a pot, add a little bit more water than rice (the ratio is about 1.25/1 in favor of the water). Don't put too much water, or you'll get dough instead of rice.

-The rice should be cooked on high heat at first, stir every minute or two, until the
water boils. Then, lower the heat to minimum and cover the pot. Stop stirring, the rice will handle itself from now. After 6-8 min, check the water level. If there is no more water, only bigger grains of rice in the pot, that means the rice is ready. If not, check back every minute, making sure not to burn the rice at the bottom.

-Taking out the rice: There are a few important issues to keep in mind while taking the rice out of the pot. You use only a wooden spoon to handle the cooked rice. A metal spoon will damage it severely. Don't scrape the rice out from the bottom of the pot. If it comes out easily, good, if not - leave it be. The rice at the bottom is dry and burned, it won't taste so good. Pour some of the rice vinegar you have prepared in advance, and let the rice cool with it. To accelerate the process you might wanna put it near an open window or a fan, but never in the fridge.

INSIDE OUT SUSHI

The inside out sushi roll, also known as Uramaki, is more common in the U.S.A than in Japan and is very popular in western sushi bars. What makes the inside out roll unique is the fact that rice is in the outside and the nori is on the inside, wrapping the filling.

Instruction:

-Use the "one side round and one side flat" rolling mat, and not the cheap kind with both sides round, wrap the rolling mat with a stretch nylon starting with the round side, and ending with it. Make about 2-3 full rounds of wrapping. After you are done wrapping, roll the mat to squeeze out all the air locked inside the wrapping. If needed - poke it with a toothpick to let the air out.

-Take a nori sheet, and break it down the middle. If it doesn't break easily, it's either old, or not such a good brand of nori to work with. Place the nori sheet on the rolling mat abut 5 cm from the edge, with the rough side of the nori facing upwards.

-Get both your hands wet and make a ball of rice, using about a handful of rice (you can always add more rice later, but drawing out rice is a bit complicated once you've put it on the nori). Place the ball of rice in the middle of the nori and start spreading the rice, pressing it down gently, until it is equally spread along the nori sheet. You should now have a 1cm high, equal layer of rice on top of the nori. If needed, add some more rice - just remember to keep it even. Flip the nori over so that the rice is facing the mat and the smooth side of the nori is facing upwards.

-Place a slice of fish (preferably no more than one) on the edge of the nori, along with 1-3 pre-cut slices of vegetables (carrot, cucumber, green onion, asparagus,…)

-Using the closer edge of the rolling mat, close on the filling with the nori making a rectangular shaped hill and tighten it from above.

-Move forward, continue rolling in the rectangular hill steps, keeping it tight with every move until you reach the end of the nori. Put pressure on the roll from all three sides at all time, especially on stops to allow it to roll tightly.

-Use a wet, sharp knife to cut the roll in to little sushi units.


NIGIRI SUSHI

Nigiri is a kind of sushi made with vinegared sushi rice (shari), and a slices of fish, seafood, or vegetable. Nigiri sushi is easier to make than maki, or uramaki sushi, and some would say even easier to consume.It is customary to present nigiri sushi pieces in couples, as a sign of peace and harmony.

Instructions:

-With your hand wet, grab about 20gr. of shari rice, and shape it to a long, ovalic from. The rice is going to be the base for the fish to lay on, so the bottom should be flat, and the top could be more rounded. The sides should definitely be a bit rounded.

-As already mentioned, nigiri sushi topping can vary, but the basic form is "plain" salmon nigiri. So if it is salmon or tuna fish nigiri sushi you are making, the following measurements should be just fine.

-Take a slice of fish, about 1cm thick and 5cm by 3cm rectangular. If the piece of fish you are cutting form is smaller, and does not allow you to cut such a slice, try slicing it at 45 degrees, it will allow you maximum "fish surface".

-Take a pea-size portion of wasabi, and smear it along the middle of the fish slice. The wasabi will help the slice glue to the piece of rice, to form a steady nigiri sushi.

-Place the slice of fish, with the wasabi side facing down, on the rice. Lay it gently on the rice, and then press it firmly to stick with the rice. You might want to use the other hand to hold the nigiri sushi from the sides while pressing it from above, to avoid "rice loss".


MAKISUSHI-HOSOMAKI

Maki sushi, is a roll of fish/sea food with rice wrapped in nori(seaweed). Two variations of the maki sushi are:

+Futomaki - "fat maki", the bigger form of this type, usually made with two or more different fillings.
+Hosomaki - "thin maki", made with only one filling, usually fish or seafood, but may also be a single vegetable.

In order to make a fine japanese sushi roll (or nigiri) you don't need to go through 5 years of fish cutting studies in Japan, neither you need anyone telling you that your first time ever sushi looks more like a sea cucumber in a rush hour out of the water.

Instructions:

-Feel the nori sheet from both sides and you will find one side to be a bit smooth and the other a little rough. The nori should lay on the rolling mat with the rough side facing upwards.

-Get your hands wet, and make about a handful of rice to a ball of rice. It's important to keep your hands wet while working with sushi rice because it is sticky. When you work with the nori though, you should keep them as dry as you can. Keeping a bowl of water and a dry towel in your rolling zone is pretty necessary.

-Gently put the rice ball in the middle of the nori sheet, and start spreading it equally on the nori, creating a layer of rice covering almost the entire sheet except the upper margin of about 2cm that should be kept uncovered. Later on, that margins are going to be needed empty of rice in order to close to sushi roll properly.

-Place a slice of fish (preferably no more than one) on the edge of the nori, along with 1-3 pre-cut slices of vegetables (carrot, cucumber, green onion, asparagus,…)

-Using the closer edge of the rolling mat, close on the filling with the nori making a rectangular shaped hill and tighten it from above.

-Move forward, continue rolling in the rectangular hill steps, keeping it tight with every move until you reach the end of the nori. Put pressure on the roll from all three sides at all time, especially on stops to allow it to roll tightly.

-Use a wet, sharp knife to cut the roll in to little sushi units.

*Enjoy SUSHI with wasabi and sake.