Friday, July 8, 2011

Đẹp với TRÁI DỨA / THƠM / PINEAPPLE

Bạn có thích làm đẹp không? [FM] tớ vừa thích ăn ngon mà còn vừa thích làm đẹp nữa. Dạo gần đây, tớ vừa phát hiện 1 loại trái cây có khả năng giúp con gái mình ăn vô thì khoẻ mà bôi trét bên ngoài thì đẹp ra. Không tin thì bạn thử xem nhé!

Đường uống nè!

Dứa không chỉ dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn mà nước ép của trái dứa còn giúp giải nhiệt và giải khát rất tốt. Nước cốt trái dứa giúp giảm mệt mỏi vì nó có chứa vitamin A, C, canxi, mangan… giúp cơ thể tránh khỏi tác hại của quá trình oxy hóa.

Vì vậy, uống nước ép từ trái dứa sẽ giúp giảm stress và làm việc hiệu quả hơn. Những ly sinh tố mát lạnh bổ dưỡng từ trái dứa sẽ làm cho mùa hè của bạn không còn nóng nực mà trở nên ngọt ngào, thơm mát.

Chính nhờ tác dụng chống lại tác hại của quá trình oxy hóa nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép đều đặn còn đem đến cho bạn sự thanh xuân. Một số thức uống đơn giản, dễ làm từ dứa có tác dụng thanh nhiệt và giúp bạn trẻ lâu như: sinh tố dứa, sinh tố chuối dứa, sinh tố xoài dứa, sinh tố dứa cam mật ong, sinh tố dứa sữa chua…

Cách làm: Dứa gọt vỏ, bỏ hết mắt rồi rửa lại bằng nước lọc. Xắt dứa thành những miếng nhỏ để xay cho dễ và nhanh nhuyễn.Các loại quả khác cũng bỏ vỏ, bỏ hạt, xắt miếng nhỏ để dễ xay. Cho dứa (hoặc cùng quả khác), chút nước lọc, đường theo tỷ lệ vừa với khẩu vị của từng người vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Cho tiếp đá bào vào hỗn hợp nước dứa đã xay nhuyễn (nhiều hay ít đá tùy ý thích của mỗi người) và xay lại 1 lúc cho sinh tố mát đều. Đổ sinh tố ra cốc, trang trí cho đẹp mắt và thưởng thức.

Đường ăn nè!

Các bạn gái đẫy đà xin đừng e ngại vị ngọt thanh trong dứa vì các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng ăn dứa chính là một cách giảm béo khá hiệu quả mà lại không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý trước khi ăn, bạn nên cho dứa vào nước muối 5% (nước muối nhạt ) ngâm độ 1 tiếng rồi vớt ra ăn, vừa ngon, vừa lành. Người đau dạ dày thì chỉ nên ăn dứa lúc no.

Mặt nạ chăm sóc da nhé!

Hàng ngày, do tiếp xúc với ánh nắng, bụi bẩn thường xuyên sẽ khiến cho da mặt bị sần sùi và dễ nám. Đắp mặt nạ từ nước cốt trái dứa sẽ làm cho làn da của bạn tươi sáng hơn mỗi ngày vì trong dứa có chứa một hàm lượng lớn các chất vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chất acid bromatic có trong dứa sẽ lột nhẹ lớp tế bào sừng phía ngoài làm cho da mịn màng và trắng hơn. Ngoài tác dụng làm mịn và sáng da, cách đắp mặt nạ dứa này còn là phương pháp trị nám tự nhiên rất tốt.

Vì vậy, mỗi tuần bạn nên đắp mặt nạ một lần để cải thiện làn da nám. Tuy nhiên, đối với những người có làn da nhạy cảm và đang sử dụng thuốc điều trị mụn, trị nám thì không nên dùng hoặc thời gian dùng phải cách xa nhau: 2 tuần/lần và chỉ nên để từ 3 đến 5 phút.

Cách làm: Gọt sạch vỏ, cắt bỏ hết mắt dứa rồi thái miếng và đem ép lấy nước. Lấy một chiếc mặt nạ giấy đặt lên mặt, bôi nước cốt dứa lên, tránh phần mắt. Thư giãn khoảng 15 phút thì rửa mặt với nước sạch.

ỐC LẠ

Hôm qua, [FM] đi ăn với mấy người bạn ở 1 nhà hàng đặc sản hải sản quái lạ. Phải nói là ở đây có nhiều loại siêu-kì! Ví như ốc vú nàng :P , nhím biển, ốc vòi voi... Có thể có bạn đã biết tới chúng rồi nhưng [FM] tớ thì có nghe loáng thoáng thôi chứ chả biết ăn nó giòn dai mềm dẻo thế nào cả. Sau đợt "nếm" này, tớ vội vã về tìm hiểu rồi share với mọi người đây!

Ốc vòi voi

Có nơi gọi là con thụt thò, là một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống trong nước mặn. Trong môi trường tự nhiên, ốc vòi voi sống rải rác trên các trương cát ngầm và thềm cát có san hô ở vùng biển ấm.

Chúng có thể thích nghi với môi trường nước trong với độ mặn ổn định, có thủy triều lên xuống hay ở các vùng bãi bùn cửa sông nước lợ. Ở nước ta, những nơi có nhiều ốc vòi voi là Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa…

Ốc vòi voi sinh sản dưới cát vào mùa xuân, sinh trưởng nhanh trong điều kiện môi trường tự nhiên hay môi trường nuôi tốt. Loại ốc này có giá trị dinh dưỡng cao. Các nghiên cứu cho rằng thịt của chúng có khoảng 16 loại acid amin.

Ngày trước, ốc vòi voi chỉ có trong môi trường tự nhiên, là một đặc sản quý hiếm. Hiện nay, nó đã được nuôi
thành thương phẩm và ngành nuôi ốc vòi voi đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Nuôi ốc vòi voi không tác động xấu đến nguồn nước, ít bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, công chăm sóc không đáng kể, do đó một hộ gia đình có thể nuôi cả chục ngàn con.
Sau khi sinh nở, ốc vòi voi trải qua nhiều lần biến thái, thành giống cấp 1 (lớn cỡ 4-5mm). Từ giống cấp 1, sau một tháng ốc sẽ lên giống cấp 2, có chiều dài vỏ 2-3cm. Với hai hình thức nuôi là nuôi treo (dùng lồng hoặc giàn treo cố định) và nuôi đáy (nuôi trên bãi tự nhiên hoặc bãi có cải tạo) trong thời gian 12-15 tháng là có thể thu hoạch được. Trong suốt quá trình nuôi không phải chăm sóc hay cho ăn vì ốc tự ăn động vật phù du tự nhiên trong nước biển.


Hiện nay, tại các nhà hàng, món đơn giản nhất chế biến từ ốc vòi voi là nướng.

Trước kia, món này rất đắt (có khi lên đến vài trăm ngàn đồng một ký), nhà hàng tính tiền theo con (con khoảng 50g có giá 20-30 ngàn đồng). Từ khi ngư dân nuôi thành công, giá thành ốc vòi voi giảm
đáng kể. Ở các nhà hàng tại Khánh Hòa, ốc vòi voi sống có giá 95.000 đồng/kg.

Ốc vòi voi khi còn sống có hình dạng khô
ng hấp dẫn do có lớp “da” màu xám đen bọc lớp thịt bên trong. Khi bơi trong nước, mình chúng có thể thò ra khỏi vỏ dài đến cả tấc.

Chế biến ốc vòi voi là một công việc khá phức tạp. Phải rửa nhẹ nhàng con ốc bằng nước ấm, sau đó tách hai vỏ của chúng ra, lấy ruột nằm bên hông mảnh vỏ (thao tác phải thật cẩn thận để ruột không bị bể). Dùng nước nóng hơn để tuột lớp da bên ngoài sao ch
o lộ ra phần thân trắng nõn mới đem rửa lại bằng nước lạnh. Do có giá trị dinh dưỡng cao (nhiều người cho rằng loại ốc này là lựa chọn số 1 với nam giới khi tìm ăn các món ăn “tráng dương bổ thận”) nên hầu như các món ăn được chế biến từ ốc vòi voi khi bày biện đều được trưng bày hai mảnh vỏ trên đĩa.
Nếu là món nướng thì sau khi lấy thịt của chúng ra, người ta để tr
ên một mảnh vỏ và nướng trên than hồng, sau đó mới để mỡ hành lên trên.
Có người vì muốn tận hưởng vị ngọt đặc biệt của ốc n
ên chỉ ăn thịt ốc nướng. Các phẩm chất dai dai, giòn giòn lại mềm và ngọt của ốc vòi voi không có loại ốc nào bằng. Món ốc nướng vì vậy chỉ cần chấm với muối ớt chanh là đủ. Bên cạnh món nướng còn có món hấp.

Cũng có thể lấy thịt ốc trộn với gừng xắt sợi, thêm chút rượu, chút dầu mè, gia vị như nước tương, muối, tiê
u rồi hấp khoảng năm phút. Trong thời gian hấp ốc, đầu bếp xào giá và hành lá.

Trên đĩa, món hấp được trình bày như sau: đặt hai mảnh vỏ con ốc (để làm bằng chứng!) vào chính giữa đĩa, cho giá và hành đã xào vào xung quanh, sau đó cho ốc chín lên hai mảnh vỏ ốc, rắc chút tiêu và đặt rau ngò lên trên cùng.


Ngoài ra, ốc vòi voi còn chế biến bằng cách làm gỏi, chiên với nấm, nấu xúp hay nấu cháo cũng rất ngon.

Người nước ngoài lại thích ăn ốc vòi voi theo dạng sashimi chấm với mù tạt.


Ốc vú nàng

Ốc vú nàng có vỏ xà cừ hình chóp nón, giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì, thân ốc màu vàng pha xanh, nhưng mỗi khi có tay người chạm phải thì chuyển sang sắc hồng e lệ.

Cách trung tâm Hội An khoảng 20 km về hướng Đông Bắc, cù lao Chàm là một cụm đảo bao gồm 8 hòn đảo nhỏ: Hòn Ông, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lao. Quần thể đảo này được biết đến như một khu du lịch sinh thái độc đáo bậc nhất xứ Quảng.

Đến cù lao Chàm, du khách không thể nào bỏ qua món đặc sản ốc vú nàng, một loài nhuyễn thể to khoảng vài ngón tay đến nửa bàn tay, thường bám dưới những tảng đá.

Ốc
vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tràn sức sống, được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc.

Loài nhuyễn th
ể này có quanh năm nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn, sau đó chúng lặn mất dần để rồi tái xuất hiện vào đầu mùa trăng theo một chu kỳ nhất định. Người bắt ốc phải chịu khó ngâm mình dưới nước, bơi vào các hang, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá bằng lớp da bụng mềm mại của nó. Một số du khách muốn tự tay tìm loại ốc này, cạy được con nào, họ vắt chanh vào và rắc tiêu ăn ngay tại chỗ. Thịt ốc vú nàng màu trắng ngà được luộc nguyên con, rửa sạch rồi tưới qua lại một lần nước sôi bỗng chuyển sang màu vàng ngon mắt, trên đỉnh lưng mỗi con vú nàng nếu khéo tách sẽ còn lại một núm thịt màu nâu sậm.

Dân “ghiền” vú nàng thường chỉ dùng muối tiêu chanh để ăn kèm với ốc vú nàng luộc. Làm món trộn, người ta xắt mỏng thịt ốc đã luộc, trộn đều với chanh và ớt. Thịt ốc vú nàng săn giòn nhưng không quá mềm như thịt nghêu, sò và rất ngọt. Dân vùng cù lao Chàm gặp mùa ốc vú nàng bội thu còn dùng để kho với thịt heo để ăn cơm.

Làm thuốc từ TRÁI THƠM/ DỨA/ PINEAPPLE

Người ta thường biết đến cây dứa (thơm) là loại cây trồng để làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. Nhưng trên thực tế, còn hai loại dứa nữa mặc dù không có giá trị dinh dưỡng nhưng được dùng làm thuốc rất phổ biến đó là dứa dại và dứa bà.

Dứa (thơm): là loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây vừa làm thực phẩm lại có giá trị làm thuốc rất tốt. Trong quả dứa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, lại có mùi vị thơm ngon, rất được ưa chuộng. Trong dịch quả dứa chứa nhiều acid hữu cơ, các chất đường, các acid amin, các vitamin B1 , B2 , C, PP, đặc biệt trong quả và thân cây dứa còn có bromelin, là một enzym có tác dụng thủy phân protein, giúp cho vết thương ở niêm mạc dạ dày chóng thành sẹo. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống viêm và chống giun đũa.

Theo Y Học Cổ Truyền, quả dứa có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp cơ thể nhiệt, háo khát, trúng thử, các trường hợp tiêu hóa kém, táo bón, đặc biệt táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhu động ruột giảm. Do vậy quả dứa rất thích hợp cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon, tinh thần bất an, những trường hợp béo phì, xơ cứng động mạch, đau viêm khớp, gút, sỏi đường tiết niệu. Ngày có thể dùng từ 1/4 đến 1 quả dứa chín.

Trường hợp bị say nắng (trúng thử), hoặc sốt cao, sốt vàng da: dùng nõn dứa (phần non của ngọn cây dứa), khoảng 50g, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Có thể dùng nhiều lần trong ngày.

Chữa sỏi đường tiết niệu, bí tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu ra máu: Dứa một quả, gọt bỏ vỏ, thêm khoảng 0,3 g phèn chua, nấu trong 3 giờ liền. Lấy ra ăn các miếng dứa và uống nước nấu. Dùng liền một tuần lễ. Hoặc dùng rễ cây dứa, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống 30 - 50g/ngày. Uống nhiều ngày tới khi hết các triệu chứng trên.

Nhuận tràng và tẩy: Lấy 50g quả dứa xanh, gọt vỏ, ép lấy dịch cho uống. Cần chú ý, cách dùng này, không thích hợp cho phụ nữ có thai.

Lưu ý: Khi ăn dứa cần phải cắt gọt hết các “mắt dứa”, vì trong mắt quả dứa có chứa một số nấm (Candida), nếu ăn phải rất dễ bị ngộ độc: người choáng váng, buồn nôn, đau bụng, nôn mửa tiêu chảy... Nhân dân thường có kinh nghiệm chữa ngộ độc dứa bằng cách lấy vỏ quả dứa, khi gọt, nấu lên, lấy nước cho uống là khỏi. Tuy nhiên cũng cần theo dõi, nếu quá nặng, phải kịp thời đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu.

Dứa dại: có hình thức bên ngoài gần giống cây dứa nói trên, song lá mềm, hơi cong và nhỏ hơn, mặt lá phía trên rất bóng và xanh. Phiến lá dài, hai bên mép lá có các hàng gai sắc nhọn, thường trồng để làm hàng rào. Kinh nghiệm dân gian dùng dứa dại chữa bệnh:

Chữa phù thũng: rễ dứa dại 10 - 15g, hoặc 15 - 20g đọt non, rửa sạch, cắt nhỏ, sắc uống, ngày một lần. Uống nhiều ngày liền, đến khi hết các triệu chứng trên. Trường hợp bị phù kèm theo táo bón nhiều, có đau bụng, có thể phối hợp rễ dứa dại 8g (nướng qua), rễ cau non 4g, vỏ cây đại 8g (thái mỏng, sao vàng), hương nhu 8g (lá), tía tô 8g (lá), hoắc hương 8 g, hậu phác 12g, rễ phụ cây si 8g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống, ngày hai lần, đến khi hết các triệu chứng trên.

Chữa phù thận tiểu ít, tiểu buốt rắt, nước tiểu vàng đục: rễ dứa dại 400g, râu ngô 300g, củ sả 100 g, nõn tre 50g, cam thảo dây 20g, trấu mới của thóc nếp 100g (sao vàng thơm). Dùng dưới dạng thuốc sắc, đun sôi 30 phút. Uống ngày 2 lần. Trẻ em tuỳ tuổi, giảm lượng. Uống liền 5 ngày. Nghỉ 3 ngày, uống đợt sau.

Chữa sỏi thận, tiểu buốt, tiểu ra máu: đọt dứa dại 120g, ngải cứu tươi 20g, cỏ bợ 30g, lá phèn đen 10g. Rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống. Làm nhiều lần, tới khi hết các triệu chứng trên.

Trị sỏi thận, sạn thận, sỏi bàng quang, hoặc sau khi đã tán sỏi, cần loại sỏi ra ngoài: quả dứa dại, rửa sạch, ngâm cho mềm, để ráo nước bổ nhỏ, thái phiến, sao vàng, cùng với kim tiền thảo, mỗi vị 20g, sắc uống, ngày một thang, uống nhiều ngày cho đến khi hết sỏi.

Dứa bà (còn gọi là dứa Mỹ):

Dứa bà có thân ngắn, nhưng lá có bẹ to, mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Lá to, dài trên 1m, mũi lá nhọn, hai mép có gai như răng cưa. Cụm hoa rất to.

Lá dứa bà thái nhỏ, phơi khô, ngày 12-16 g, sắc uống trị sốt cao, tiểu tiện khó, bí.

Rễ dứa bà thái mỏng, phơi khô, sao vàng, ngâm rượu, tỷ lệ 100 g/1 lít rượu 300 , ngâm 1 tháng, uống ngày 2 lần, mỗi lần 5-10 ml, trị tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp.

Ngoài ra còn dùng rễ, lá tươi, giã nát, ngậm chữa
đau nhức răng.