Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thùy khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.
Người Việt thường sử dụng gấc để nấu xôi, chế biến thức ăn, dùng thay phẩm màu trong chế biến thức ăn... Xôi gấc là một món ăn thường xuất hiện trong những dịp cưới hỏi, lễ Tết, vì màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự vui vẻ, tốt lành. Người ta dùng màng hạt và hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị…
Ngoài ra, gấc còn có những công dụng sau:
Ngoài ra, gấc còn có những công dụng sau:
Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, vitamin A rất quan trọng trong việc đề phòng các bệnh do thiếu vitamin A, bệnh khô mắt, quáng gà, loét giác mạc, cận thị, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.Công dụng làm đẹp
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng rất cao. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxy hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc... Không chỉ vậy, hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.Phòng chống ung thư
Những nghiên cứu dịch tễ học của Mỹ về tác dụng của lycopene cho thấy ở vùng nào người dân ăn những loại quả có chứa lycopene thì tỉ lệ ung thư ống tiêu hóa (đặc biệt dạ dày, trực tràng, kết tràng) thấp hơn những vùng người dân ăn ít những quả này. Tỉ lệ chết vì ung thư giảm tới 50%. Kết quả ấn tượng nhất của lycopene là đối với ung thư tuyến tiền liệt. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 năm trên một nhóm đối tượng ăn ít nhất 2 lần nước xốt cà chua/tuần đã cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 35%. Tác dụng này còn mạnh hơn ở những người ung thư đang tiến triển. Lycopene còn có tác dụng trong điều trị viêm gan, xơ gan, hạ huyết áp.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20 - 25 giọt dầu gấc và 5 - 10 giọt đối với trẻ em.Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn làm từ gấc không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa.Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày, đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.Hạt gấc, loại thuốc dân gian
Hạt đen xù xì, thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng, nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, chất xơ, phosphtase… thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…
Xôi gấc
Nguyên liệu:
- 2kg gạo nếp ngon
- 1 trái gấc chín thật đỏ khoảng 600 - 700gr
- Đường
- Muối
- Dầu ăn hoặc mỡ nước động vật (nấu ra từ mỡ gáy heo, ngon nhất là mỡ gà).
- Rượu trắng 35 độ trở lên.
Cách làm:
- Nếp vo sạch. Cho nếp vào nồi, thau... ngâm nước khoảng 3 giờ. Trước khi nấu đổ vào rá để nếp cho thật ráo nước, rồi trộn đều vào nếp 2 muỗng cà phê muối.
- Chẻ dọc ra, lấy phần nạc và hột gấc chứa vào một cái tô. Chế vào phần nạc và hột gấc này 50cc rượu trắng, dùng tay bóp cho rượu với gấc nhuyễn vào nhau, nạc gấc sẽ nhuyễn mịn ra và dậy màu , nếu trong nạc gấc có những mô sợi dài không tan ra thì lấy bỏ đi. Sau khi đánh rượu, nếu thấy màu đỏ không đẹp (điều này tùy mỗi trái gấc chứ không thể nào nói tất cả gấc đều cho màu đẹp) thì có thể dùng thêm màu thực phẩm. Trộn phần nạc và hột gấc vào nếp và đảo cho thật đều.
- Cho nếp đã trộn gấc vào xửng hấp lên cho chín, trong quá trình đồ xôi chừng mươi phút phải đảo nếp một lần cho xôi chín đều.
- Sau khi xôi chín, tắt bếp, vẫn để xửng hấp xôi trên bếp, trong khi xôi còn nóng, nhấm thử vài hột xôi để thăm chừng vị ngọt có sẵn do gấc tạo ra rồi mới rắc thêm đường từ từ vào + 2 muỗng dầu ăn hoặc mỡ nước, vừa cho đường, dầu vào vừa trộn thật đều.
- Tùy chất lượng xôi, gia giảm lượng dầu mỡ , đường... vừa đủ cho xôi xôi láng mặt là được và có vị ngọt theo ý là được.
Xôi gấc
Nguyên liệu:
- 2kg gạo nếp ngon
- 1 trái gấc chín thật đỏ khoảng 600 - 700gr
- Đường
- Muối
- Dầu ăn hoặc mỡ nước động vật (nấu ra từ mỡ gáy heo, ngon nhất là mỡ gà).
- Rượu trắng 35 độ trở lên.
Cách làm:
- Nếp vo sạch. Cho nếp vào nồi, thau... ngâm nước khoảng 3 giờ. Trước khi nấu đổ vào rá để nếp cho thật ráo nước, rồi trộn đều vào nếp 2 muỗng cà phê muối.
- Chẻ dọc ra, lấy phần nạc và hột gấc chứa vào một cái tô. Chế vào phần nạc và hột gấc này 50cc rượu trắng, dùng tay bóp cho rượu với gấc nhuyễn vào nhau, nạc gấc sẽ nhuyễn mịn ra và dậy màu , nếu trong nạc gấc có những mô sợi dài không tan ra thì lấy bỏ đi. Sau khi đánh rượu, nếu thấy màu đỏ không đẹp (điều này tùy mỗi trái gấc chứ không thể nào nói tất cả gấc đều cho màu đẹp) thì có thể dùng thêm màu thực phẩm. Trộn phần nạc và hột gấc vào nếp và đảo cho thật đều.
- Cho nếp đã trộn gấc vào xửng hấp lên cho chín, trong quá trình đồ xôi chừng mươi phút phải đảo nếp một lần cho xôi chín đều.
- Sau khi xôi chín, tắt bếp, vẫn để xửng hấp xôi trên bếp, trong khi xôi còn nóng, nhấm thử vài hột xôi để thăm chừng vị ngọt có sẵn do gấc tạo ra rồi mới rắc thêm đường từ từ vào + 2 muỗng dầu ăn hoặc mỡ nước, vừa cho đường, dầu vào vừa trộn thật đều.
- Tùy chất lượng xôi, gia giảm lượng dầu mỡ , đường... vừa đủ cho xôi xôi láng mặt là được và có vị ngọt theo ý là được.