A rice noodle roll (also translated as steamed rice roll) is a Cantonese dish from southern China and Hong Kong, commonly served as a variety of dim sum. It is a thin roll made from a wide strip of Shahe fen (rice noodles), filled with shrimp, pork, vegetables, or other ingredients. Sweet soy sauce is poured over the dish upon serving. The rice noodle is also known as chee cheong fun where chee cheong means pig intestine, and fun means noodle; this is because the noodle resembles the small intestine of a pig. A very similar dish to this is the Vietnamese bánh cuốn. Unlike Shahe fen, the rice sheet in bánh cuốn is extremely thin and delicate. It is a light dish, and is generally eaten for breakfast everywhere in Vietnam. A different version of bánh cuốn, called bánh cuốn Thanh Trì, may be found in Thanh Trì, a southern district of Hanoi. Bánh cuốn Thanh Trì are not rolls, but just rice sheets eaten with chả lụa, fried shallots, or prawns.
- BÁNH CUỐN THANH TRÌ:
-Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của vùng Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.
-Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, chả lụa hoặc đậu rán và rau mùi.
- BÁNH CUỐN NHÂN THỊT HÀ NỘI:
-Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó.
-Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu... Rắc thêm hành tím phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
- BÁNH CUỐN TRÁNG CHẢO:
Nguyên Liệu:
-1/2 tách bột gạo
-1/2 tách bột khoai
-1/2 tách bột bắp , nếu thích hơi dai thì bỏ bớt 1 muỗng bột bắp, thay cho 1 muỗng bột năng
-1 chút muối
-4 tách nước lã
-1 muỗng dầu ăn
Cách Làm:
-Trộn 3 thứ bột, tí muối và 4 tách nước lã, khuấy tan, bỏ vào tủ lạnh để qua đêm cho bột nở .
-Bỏ 1 muỗng dầu ăn vào trộn đều trước khi tráng . Bánh nếu không có bột năng thì mềm dẻo, thêm tí bột năng thì hơi dai. Công thức này làm được 20 cái bánh cuốn nhân thịt
-Thường thì bành cuốn, người ta thướng hấp, trên một miếng vải, căng trong nồi, nhưng cách làm này cần phải nhiều thì giờ và kiên nhẫn.
-Loại bánh cuống tráng chảo này, tuy bánh không được mềm dẽo như hấp, nhưng vẫn khá giống loại truyền thống.