We want to connect their background culinary world! Would you like to have the same voice on food with us? What started!
Sunday, April 3, 2011
GỎI MÍT NON
- 1 trái mít non
- 150g thịt ba rọi
-150 tôm thẻ
- Dầu đậu phộng 2 muỗng canh
- Đậu phộng 150g
- Nước mắm 3 muỗng
- Đường 3 muỗng
- Nước chanh 2 muỗng
- Tiêu 1 muỗng cà phê
- Ớt sừng 1 trái
- Rau húng 1 ít
Cách làm:
- Mít non gọt sạch vỏ. Luộc chín và băm cho nhỏ, vụn.
- Cho dầu phộng vô chảo, đợi sôi dầu cho mít vào đảo nhanh tay, rồi bắc xuống.
- Thịt ba rọi luộc chín, xắt mỏng.
- Tôm luộc chín, bỏ vỏ, xẻ lưng lấu chỉ đen.
- Đậu phụng rang thơm, giã dập, thổi sạch lớp vỏ lụa bao bên ngoài.
- Ớt sừng xắt lát xéo nửa trái dùng trang trí cho món gỏi có màu sắc hấp dẫn :), nửa còn lại băm nhỏ để trộn gỏi tạo hương vị cay cay phê phê :P
- Trộn đều mít với tôm, thịt, đậu phộng, tiêu, nước mắn, đường, chanh, ớt, rau húng.
Thưởng thức:
Lấy bánh tráng mỏng nướng chín hay bánh tráng vừng xúc gỏi mít ăn cùng. Ngon tuyệt cú mèo!!! :P~
VÀI ĐIỀU VỀ SỮA CHUA
- Nếu bạn đã lỡ uống một số thuốc như là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy thì tốt nhất nên kìm lại sự thèm muốn ăn sữa chua. Bởi nếu ăn ngay lúc bấy giờ, các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên đợi sau 2-3 tiếng rồi mới ăn để tác dụng của sữa chua đối với cơ thể có hiệu quả tốt nhất.
Không nên đun nóng sữa chua lên ăn
- Cách làm này không những không đúng với khoa học mà còn là việc làm không cần thiết một chút nào. Nó không những làm mất đi hương vị ngon lành của sữa chua ban đầu mà còn làm tác dụng hữu ích trong sữa chua giảm bớt đi.
- Các loại vi khuẩn trong sữa chua có ích và không gây hại cho cơ thể con người. Vi khuẩn lactic có khả năng phân giải đường lactose và biến sữa bò thành sữa chua. Nó làm tăng độ chua trong ruột, nhờ vậy mà ức chế bớt sự phát triển của các vi khuẩn gây thối, giảm bớt các độc tố trong ruột.
- Ngoài ra các vi khuẩn lactic còn có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Vì vậy, nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong sữa chua và trở nên bớt tác dụng.Không nên ăn lúc đói
- Nếu như chúng ta ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ PH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn sữa chua dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến từ 4-5. Tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn.
Súc miệng thật kĩ sau khi ăn xong
- Giống như các đồ uống, kẹo, bánh mà chúng ta ăn, các loại khuẩn trong sữa chua cũng có tác động mạnh đến răng miệng. Nếu sau khi ăn xong mà không súc miệng, tỷ lệ mắc các bệnh về răng lợi gia tăng, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước trắng cho thật kỹ sau khi ăn xong.
Theo Eva
THẠCH KHOAI LANG TÍM
- 500g khoai lang tím
- Chén bột thạch
- Đường vừa ăn
Cách làm:
- Chuẩn bị khoai lang tím, rửa sạch, cạo vỏ
- Cho khoai vài luộc chín, nghiền nát, cà lại lần nữa bằng ray sao cho hỗn hợp khoai phải thật mềm mịn, dẻo đều, không vón cục thạch sẽ không ngon.
- Cho bột thạch vào nước sôi, khuấy đều trong 3 phút. Sau đó bật lửa nhỏ, đun sôi trên lửa vừa và khuấy đều tay.
-Cho đường vào, đun đến khi bột đặc, có bong bóng xuất hiện là được.
- Cho khoai và đường trộn đều, cho lên nước sôi đun chảy ra và khuấy nhanh tay.
ỐC MỠ XÀO SA TẾ
- 1 kg ốc mỡ.
- 5 nhánh sả.
- 1 trái ớt sừng cắt khoanh.
- 100g gừng.
- 1 muỗng canh dầu.
- 1 muỗng canh sa tế.( loại dùng xào hải sản )
- 1 muỗng canh sả băm nhuyễn.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn.
- 1 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn.
- 2 muỗng canh nước nguội.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng cà phê đường.
- Rau răm.
Cách làm:
- Ngâm ốc mỡ trong nước vo gạo 30 phút, rửa lại nước, để ráo.
- Sả cắt gốc, rửa, đập giập, cắt khúc.
- Cho vào soong 1 chén nước + sả cắt khúc + ớt sừng, nấu sôi, cho ốc mỡ vào luộc 5 phút, cho ra rổ xóc ráo.
- Nấu sôi dầu, cho sả băm + ớt băm + tỏi băm vào xào vàng , cho sa tế + muối + đường + nước nguội vào khuấy đều, cho ốc mỡ vào, xào trên lửa vừa 10 phút nhấc xuống.
- Lót rau răm trong lòng đĩa, xếp ốc mỡ xào sa tế lên trên, rưới nước sa tế lên ốc, dọn dùng nóng.
LỢI ÍCH TỪ MÍT
Vitamin C là nguồn dinh dưỡng bổ sung được sử dụng rộng rãi nhất vì nó nổi tiếng là chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm. Một chén múi mít có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn chất chống ôxy hóa.
2. Điều hòa lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu cao là một trong những biểu hiện của sự thiếu khoáng chất mangan trong cơ thể. Mít chứa một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.
3. Phòng ngừa bệnh loãng xương
Mít chứa dồi dào khoáng chất magiê sẽ hỗ trợ cho hoạt động của canxi để xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn.
4. Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnh
Đồng là khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone. Ngoài ra, nó còn giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh. Mít là nguồn thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có khoáng chất đồng.
5. Điều hòa huyết áp
Một chén múi mít chứa một nửa lượng chất potassium được tìm thấy trong trái chuối. Potassium có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh loãng xương và nó được biết đến bởi vai trò làm giảm huyết áp hiệu quả.
6. Phòng ngừa các bệnh đường ruột
Vì chứa lượng chất xơ cao, mít là loại trái cây tuyệt vời có thể giúp bạn giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón.
7. Phòng ngừa chứng quáng gà
Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà.
8. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim
Cũng giống như hầu hết các loại trái cây và rau củ khác, mít cũng là loại trái cây thân thiện đối với tim mạch vì lượng vitamin B6 cao trong mít có thể làm giảm homocystein trong máu(yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).
9. Hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu
Mít chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất không những có lợi cho xương mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.
10. Phòng ngừa bệnh thiếu máu
Ăn mít cũng là cách tốt để bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Chất sắt giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như bệnh thiếu máu.
Theo Phunuonline