Tuesday, April 12, 2011

ĐỂ CÓ MÓN THỊT BÒ NGON...

Thịt bò thì ngon bổ thế nào ai cũng biết. Nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho thịt ngon nhất có thể, đúng không nè? Vậy bữa nay, tớ sẽ bày cho các tình iu vài chiêu hay ho, rất hiệu quả nhé! :")

Giai đoạn lựa chọn:


- Chọn thịt bò có màu đỏ tươi, thớ nhỏ, mịn, sờ chắc thịt, không dính tay. Nhiều mỡ, màu xám là thịt già. Màu đen, thớ to là thịt trâu.

Giai đoạn sơ chế:


- Xắt thịt bò là công đoạn quan trọng lắm đó! Để các miếng thịt bò mỏng mà không nát, bạn gói thật kỹ thịt rồi cho vào ngăn đông của tủ lạnh để miếng thịt hơi cứng lại. Khi nấu, lấy thịt ra xắt từng lát một sẽ dễ dàng và đẹp mắt hơn. Đặc biệt đối với loại thịt này, việc để đông còn giúp thịt mềm hơn khi chế biến.
- Một số người không thích mùi mỡ trong thịt bò. Để xử lý mùi này rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một củ gừng, nướng chín, cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn sau đó xát lên thịt. Xả sạch thịt bằng nước lạnh, bảo đảm không còn mùi bò khó chịu nữa.
- Bạn có thể làm mềm thịt bò khi luộc bằng cách cho vào nồi một chút rượu trắng theo định lượng khoảng một muỗng cà phê rượu trắng/1 kg thịt. Tiếp tục nấu thêm khoảng 10 - 15 phút, thịt sẽ mềm ngay.
- Trường hợp thịt bò quá dai, trước khi nấu, bạn hãy xoa lên thịt một lớp mù tạt, để trong vòng 5-6 giờ, sau đó rửa sạch và cho vào nồi nấu.

Giai đoạn làm chín:

- Đối với các món xào: Nên sử dụng thịt phi lê hay thịt thăn. Khi xào, thịt sẽ mềm mà không bị dai.

- Đối với các món hầm (bò kho, bò nấu bia...) chọn phần thịt có gân hoặc gân như: bắp bò, gân, đuôi bò, đùi bò... món ăn mới ngon. Khi nấu các món bò hầm, nên thêm phụ liệu như tỏi, gừng, vỏ quế, đinh hương, món ăn sẽ thơm hơn, không béo ngậy, giá trị dinh dưỡng nhiều.

- Trong trường hợp bạn nấu nước dùng bò nhưng không muốn bị nặng mùi bò thì cũng có cách đây. Trước khi nấu có thể sơ chế bò có xương bằng cách: sườn bò, xương bò rửa thật sạch, sau đó ngâm với nước muối khoảng 30 phút rồi xả sạch bằng nước lạnh. Cho sườn bò, xương bò vào nồi nấu với nước lạnh đến lúc sôi, đợi nước sôi khoảng 10 – 15 phút. Tắt lửa, chắt bỏ toàn bộ nước đã luộc. Sau đó cho sườn bò, xương bò vào nồi nấu lần thứ nhì cũng từ nước lạnh cho đến lúc sôi. Lúc này phải canh để hớt bọt, càng hớt bọt kỹ thì nước dùng càng trong. Hạ bớt lửa cho sôi tim, tiếp tục hớt bọt thêm vài lần đến lúc nước đã trong thì để lửa nấu liu riu cho đến lúc nước ngả sang màu vàng nhẹ là được.

- Đối với các món nướng: Nên dùng thịt phi lê hay phần nạm có chút mỡ, khi nướng sẽ thơm ngon hơn.

Sunday, April 10, 2011

VIETNAMESE “PHO” RICE NOODLE SOUP WITH BEEF

  • Broth: Beef bones with the remaining meat, fat and tendon entirely removed; if shank is used, cut into 2 pieces and remove all marrow. Place the bones into a stockpot in the proportion of 1kg bones to 5 liters water, and boil gently. Simmer while constantly skimming of any scum from the surface until the broth remains 2 – 2.5 liters.
  • After having got the broth, sieve and then remove the bones. Add the following to each of 5 liters of the broth: 1 tablespoon sea salt + 200 g shallots + a 20-gram spice bag made of cheese-cloth, containing 5g cinnamon + 10g toasted cardamon + 3g toasted anise + 2g toasted clove (this proportion of these spices depends on chef’s taste). Simmer and add more boiling water if needed.
  • Beef sirloin set aside. Other kinds of meat: beef chuck should be cut into hand-sized slices, 6-8 cm thick; tendon into pieces; oxtail bones with skin cut into the 20-cm pieces. These kinds of meat are mixed with 2 tablespoons sea salt + 1 teaspoon pepper + 1 teaspoon chopped onion, and set aside for one hour before simmering in another stockpot until these meats are tender. Cut them into thin slices.
  • Garnishes: Scallions, cilantro, and onion all chopped (scallion bulbs may be included), ginger, fish sauce, lime, fresh chilies, and the accompanying herbs, such as: bean sprouts, saw-leaf herb, rice paddy herb, mint, etc; and rice sticks (noodles).
  • Serving: Heating about 40 – 60 g noodles by dipping briefly in boiling water. Place a few slices of beef chuck and tendon onto the noodles.
  • Raw beef noodle soup: Cut 20 – 30g beef sirloin into slices; make the sirloin slices become tender by beating it with the blunt side of a knife and then press the slices against the chopping-board into thinner slices. Place them onto the noodles together with 2 scallion bulbs and 1 piece of young ginger bruised with the flat side of a knife. Ladle a half cup of broth slowly onto the raw sirloin slices to make them cooked, and then ladle a half more cup of broth into the bowl. Garnish with pepper and the chopped scallions and cilantro.
  • Cooked beef noodle soup: Place the meats into the ladle containing 1/3 broth cup, and shake the ladle gently to cook the meats well, then pour into the bowl. Add more broth.

Monday, April 4, 2011

Vẫn rất là Việt Nam...

Ngày trước, cái blog này tớ chỉ chăm chăm post những món Việt Nam tiếng Anh có, tiếng Việt cũng không ít. Theo tớ thì tớ là người Việt thì dù có make up lên nhìn Tây thế nào thì vẫn cứ mũi tẹt, da vàng từ trong máu nên cứ lăng xê thứ gì mình rảnh rọt thôi. Sau này tớ mới nhận ra, nếu thứ ấy lạ với mình thì sao mình không làm cho nó hết lạ?!? Đúng thật, ăn chi mà cho mùi hôi hôi của nước mắm và mắm chưng nước tớ thì thành món "..." Vietnamese-style cả thôi nên tớ quyết định sẽ mở rộng cái blog này thành món Châu Á vì kể ra Phở, sushi, hoành thánh... món nào tớ cũng đam mê cả! :D Mà món nước Á nào mà cho tí nước mắm thì cũng dễ nuốt như nhau cả chủ yếu mình có "thuần hóa" nó được không thôi!

Để chứng minh cái điều ấy, tớ đã send khá nhiều mess qua yahoo để hỏi thăm tình hình bọn bạn du học coi qua đấy có thấy Mc.Donald ngon tuyệt hơn cả KFC không. Không nằm ngoài dự kiến, ma nào cũng trả lời tớ rằng: "Tao thèm nước mắm điên lên mày ạh! Bên này có nước mắm đấy nhưng sao tao chả thấy nó giống ở VN!" đứa thì thều thào rằng: "Ngày xưa mẹ tao mà nêm canh bằng nước mắm, thấy là toa la inh lên ngay! Thế mà qua đây lại thấy canh bên này chả biết có nước mắm không mà nó nhạt nhẽo như nước miếng của chính tao!", "Tao đi ăn trưa với lũ cùng lớp, mấy thằng mắt xanh mũi lỏ cứ bịt mũi phẩy tay sao cái hộp bento của tao hôi thế! Trong khi tao thì đang phấn khích, nôn nóng được xơi món cơm sườn chả mẹ tao xếp cho tao mang theo! Chắc nó chê nước mắm đấy mày ạh! Mất cả hứng chừng chục phút là tao sẵn sàng đánh sạch hộp ngay thôi!"...bla bla... Đấy! Tớ đã bảo mà...cái gì chưa từng thử thì thôi chớ lỡ vướng vào rồi thì sao mà bỏ được. Dù biết với ai nó hôi, nó tanh nhức đầu không chịu được thì với mình, nó vẫn cứ được gọi là thơm ngon nức mũi, nhỉ? ^^

Một dạo, tớ thường like mạnh cho món lẩu Thái. Biết là món của Thái đấy, vẫn có riềng, xả, ớt... cay xè lưỡi nhưng ai đã thử món lẩu Thái của tớ rồi thì đảm bảo sẽ vote cho tớ 1 phiếu chuyển tên nó thành "lẩu Food-master" ngay. Dù rằng tớ chỉ rinh cái thứ nguyên liệu từ siêu thị về - rửa sạch -xắt lát - dọn lên nhưng đảm bảo rằng có lấy nước ấy mà chan với mì gói thì thề rằng vẫn chẹp chẹp mãi không thôi. Nhiều người hỏi [FM] tớ bỏ cái thứ chi vào đấy mà ngon thế. Xin thưa, sự thiệt thì món này, thay vì làm dịu cái vị chua, cay cực kì ấy bằng đường thường, các tình iu cứ mạnh dạn xài đường phèn cho tớ. Đồng thời xin đừng dùng muối, hạt nêm làm mằn mặn nước lẩu, hãy dùng nước mắm nhé! Bạn nào không tin thì cứ thử xem! Chưa hết nhé, lúc nấu nước lẩu, có vẻ hơi bị kì cục nhưng bạn hãy cho vào nồi lẩu 1 vài cọng lá dứa, nước lẩu sẽ có mùi thơm rất "rất-lẩu-thái-nhưng-ngon-hơn". Thử rồi cho tớ xin cái feedback với!

Ở nhà tớ, mẹ tớ là cái nồi cơm của tớ và mấy đứa nhóc (1 nhóc mèo + 1 nhóc chó). Mẹ tớ là người Nam, dù lấy bố tớ người Bắc nhưng cái thói quen nấu đồ ăn ngọt và mặn hơn mức cần thiết. Vẫn cái món bún gì đấy của người Bắc bao gồm bí đỏ nấu chả cá, tôm khô... ăn với bún khi qua tay mẹ tớ thì vị cũng chả khác nấu chả cá thác lác cùng chè thưng. Vâng ạ! Mẹ tớ góp thêm cái ngọt không chỉ của bí đỏ bằng chút đường :) Chưa kể như đã nói, mẹ tớ cũng nêm nước mắm vào cái "món chè" nên thành ra phải nói rằng ấy cứ như vừa súc miệng với nước muối vừa ăn chè thưng cá thác lác! :'(

Cũng như sáng nay, cậu bạn tớ rủ rê tớ cùng ăn sáng. Tớ bận việc nên bảo cậu ấy đến trước, tớ qua sau. Lúc tớ đến, cái cảnh hãi hùng đập ngay vào mắt tớ: spagetti chan nước mắm. Thật tình chả tưởng tựơng nổi! Tây ta kết hợp thế này thì thật lạ! Cậu ta chống chế rằng: "Anh quen rồi!" Ừh thì phải quen người ta mới phá luật như thế! Phải quen người ta mới thay muối bằng nước mắm! Phải quen người ta mới mang cái vị "hôi-nhưng-thơm" của nước mắm kết hợp với mùi "tưởng-thương-nhưng-cũng-chả-dễ-chịu" của cheese Mozzarella! 1 cách sáng tạo rất VN!
Vu vơ thế để các tình iu thấy, nước mắm cũng như Phở, cực kì xứng đáng làm quốc hồn quốc túy nước mình đi đâu về đâu cũng làm người ta nhớ, người ta thèm...

P.S: Vài bữa nữa dồi dào năng lượng, tớ sẽ làm 1 entry về mấy cái bí quyết pha chế nước mắm cực ngon Made by Food-Master tớ! Hihihi!!! ^^

Sunday, April 3, 2011

GỎI MÍT NON

Nguyên liệu:

- 1 trái mít non
- 150g thịt ba rọi
-150 tôm thẻ
- Dầu đậu phộng 2 muỗng canh
- Đậu phộng 150g
- Nước mắm 3 muỗng
- Đường 3 muỗng
- Nước chanh 2 muỗng
- Tiêu 1 muỗng cà phê
- Ớt sừng 1 trái
- Rau húng 1 ít

Cách làm:


- Mít non gọt sạch vỏ. Luộc chín và băm cho nhỏ, vụn.
- Cho dầu phộng vô chảo, đợi sôi dầu cho mít vào đảo nhanh tay, rồi bắc xuống.
- Thịt ba rọi luộc chín, xắt mỏng.
- Tôm luộc chín, bỏ vỏ, xẻ lưng lấu chỉ đen.
- Đậu phụng rang thơm, giã dập, thổi sạch lớp vỏ lụa bao bên ngoài.
- Ớt sừng xắt lát xéo nửa trái dùng trang trí cho món gỏi có màu sắc hấp dẫn :), nửa còn lại băm nhỏ để trộn gỏi tạo hương vị cay cay phê phê :P
- Trộn đều mít với tôm, thịt, đậu phộng, tiêu, nước mắn, đường, chanh, ớt, rau húng.

Thưởng thức:

Lấy bánh tráng mỏng nướng chín hay bánh tráng vừng xúc gỏi mít ăn cùng. Ngon tuyệt cú mèo!!! :P~

VÀI ĐIỀU VỀ SỮA CHUA

Không nên ăn sữa chua và uống thuốc cùng một lúc

- Nếu bạn đã lỡ uống một số thuốc như là thuốc kháng sinh, thuốc tiêu chảy thì tốt nhất nên kìm lại sự thèm muốn ăn sữa chua. Bởi nếu ăn ngay lúc bấy giờ, các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Vì vậy, bạn nên đợi sau 2-3 tiếng rồi mới ăn để tác dụng của sữa chua đối với cơ thể có hiệu quả tốt nhất.

Không nên đun nóng sữa chua lên ăn

- Cách làm này không những không đúng với khoa học mà còn là việc làm không cần thiết một chút nào. Nó không những làm mất đi hương vị ngon lành của sữa chua ban đầu mà còn làm tác dụng hữu ích trong sữa chua giảm bớt đi.

- Các loại vi khuẩn trong sữa chua có ích và không gây hại cho cơ thể con người. Vi khuẩn lactic có khả năng phân giải đường lactose và biến sữa bò thành sữa chua. Nó làm tăng độ chua trong ruột, nhờ vậy mà ức chế bớt sự phát triển của các vi khuẩn gây thối, giảm bớt các độc tố trong ruột.

- Ngoài ra các vi khuẩn lactic còn có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và làm sạch đường ruột. Vì vậy, nhiệt độ sẽ tiêu diệt vi khuẩn có trong sữa chua và trở nên bớt tác dụng.

Không nên ăn lúc đói

- Nếu như chúng ta ăn sữa chua vào lúc đói thì men lactic có trong sữa chua dễ bị hủy hoại và tác dụng của sữa chua sẽ mất đi rất nhiều. Độ PH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4-5 trở lên còn dịch vị trong dạ dày lúc đói có độ PH từ 2 trở xuống. Sau khi ăn sữa chua dịch vị trong dạ dày loãng ra và độ PH lên đến từ 4-5. Tốt nhất là chỉ nên ăn sữa chua trong vòng 2 giờ sau khi ăn.

Súc miệng thật kĩ sau khi ăn xong

- Giống như các đồ uống, kẹo, bánh mà chúng ta ăn, các loại khuẩn trong sữa chua cũng có tác động mạnh đến răng miệng. Nếu sau khi ăn xong mà không súc miệng, tỷ lệ mắc các bệnh về răng lợi gia tăng, đặc biệt đối với trẻ em. Vì vậy, bạn nên tạo thói quen súc miệng bằng nước trắng cho thật kỹ sau khi ăn xong.

Theo Eva

THẠCH KHOAI LANG TÍM

Nguyên liệu:

- 500g khoai lang tím

- Chén bột thạch

- Đường vừa ăn

Cách làm:

- Chuẩn bị khoai lang tím, rửa sạch, cạo vỏ

- Cho khoai vài luộc chín, nghiền nát, cà lại lần nữa bằng ray sao cho hỗn hợp khoai phải thật mềm mịn, dẻo đều, không vón cục thạch sẽ không ngon.

- Cho bột thạch vào nước sôi, khuấy đều trong 3 phút. Sau đó bật lửa nhỏ, đun sôi trên lửa vừa và khuấy đều tay.

-Cho đường vào, đun đến khi bột đặc, có bong bóng xuất hiện là được.

- Cho khoai và đường trộn đều, cho lên nước sôi đun chảy ra và khuấy nhanh tay.

- Cho thạch vào khuôn và để trong tủ lạnh trong khoảng 1 giờ.

ỐC MỠ XÀO SA TẾ

Nguyên liệu:

- 1 kg ốc mỡ.
- 5 nhánh sả.
- 1 trái ớt sừng cắt khoanh.
- 100g gừng.
- 1 muỗng canh dầu.
- 1 muỗng canh sa tế.( loại dùng xào hải sản )
- 1 muỗng canh sả băm nhuyễn.
- 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn.
- 1 muỗng cà phê ớt băm nhuyễn.
- 2 muỗng canh nước nguội.
- 1/2 muỗng cà phê muối.
- 1 muỗng cà phê đường.
- Rau răm.

Cách làm:

- Ngâm ốc mỡ trong nước vo gạo 30 phút, rửa lại nước, để ráo.
- Sả cắt gốc, rửa, đập giập, cắt khúc.
- Cho vào soong 1 chén nước + sả cắt khúc + ớt sừng, nấu sôi, cho ốc mỡ vào luộc 5 phút, cho ra rổ xóc ráo.
- Nấu sôi dầu, cho sả băm + ớt băm + tỏi băm vào xào vàng , cho sa tế + muối + đường + nước nguội vào khuấy đều, cho ốc mỡ vào, xào trên lửa vừa 10 phút nhấc xuống.
- Lót rau răm trong lòng đĩa, xếp ốc mỡ xào sa tế lên trên, rưới nước sa tế lên ốc, dọn dùng nóng.
Theo PNO

LỢI ÍCH TỪ MÍT

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C là nguồn dinh dưỡng bổ sung được sử dụng rộng rãi nhất vì nó nổi tiếng là chất dinh dưỡng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh cảm lạnh và các bệnh lây nhiễm. Một chén múi mít có thể cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng lớn chất chống ôxy hóa.

2. Điều hòa lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao là một trong những biểu hiện của sự thiếu khoáng chất mangan trong cơ thể. Mít chứa một lượng rất lớn các chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp cơ thể điều hòa lượng đường trong máu.

3. Phòng ngừa bệnh loãng xương

Mít chứa dồi dào khoáng chất magiê sẽ hỗ trợ cho hoạt động của canxi để xây dựng và củng cố xương luôn chắc khỏe. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, những ai tiêu thụ thực phẩm giàu potassium và magiê sẽ có mật độ xương cao hơn và chắc khỏe hơn.

4. Giữ tuyến giáp luôn khỏe mạnh

Đồng là khoáng chất giữ vai trò quan trọng cho sự trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là sự sản sinh và hấp thụ hormone. Ngoài ra, nó còn giúp cho tuyến giáp luôn khỏe mạnh. Mít là nguồn thực phẩm tập hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trong đó có khoáng chất đồng.

5. Điều hòa huyết áp

Một chén múi mít chứa một nửa lượng chất potassium được tìm thấy trong trái chuối. Potassium có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh loãng xương và nó được biết đến bởi vai trò làm giảm huyết áp hiệu quả.

6. Phòng ngừa các bệnh đường ruột

Vì chứa lượng chất xơ cao, mít là loại trái cây tuyệt vời có thể giúp bạn giảm thiểu và phòng ngừa bệnh táo bón.

7. Phòng ngừa chứng quáng gà

Mít chứa lượng vitamin A bằng lượng vitamin A của khoảng ¼ ly cà rốt nên loại trái cây này có khả năng phòng ngừa các bệnh về mắt như chứng quáng gà.

8. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim

Cũng giống như hầu hết các loại trái cây và rau củ khác, mít cũng là loại trái cây thân thiện đối với tim mạch vì lượng vitamin B6 cao trong mít có thể làm giảm homocystein trong máu(yếu tố gây nên bệnh xơ cứng động mạch).

9. Hỗ trợ điều trị các chứng tắc nghẽn mạch máu

Mít chứa nhiều canxi, một loại khoáng chất không những có lợi cho xương mà còn giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và chống lại các chứng tắc nghẽn mạch máu.

10. Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Ăn mít cũng là cách tốt để bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Chất sắt giúp cơ thể chúng ta phòng ngừa các bệnh rối loạn máu thông thường như bệnh thiếu máu.

Theo Phunuonline